Hello, bạn vẫn ổn chứ?
Dạo này không biết do vô tình hay hữu ý mà được recommend rất nhiều bài post về chuyện du học. Mình thì chưa có cơ hội du học, nhưng đã có kinh nghiệm đi làm tại ba quốc gia khác nhau trong vài năm.
Nếu phải suy nghĩ nghiêm túc về nó, đây sẽ là một trong những cách mình sẽ dùng để phân tích, written on-a-page.
Bài này tính ra nên lên sóng sớm hơn, tuy nhiên do một vài lí do (lười…) nên lên chậm trễ. Thấy có lỗi nên sẽ đền bù các bạn bằng một món quả nhỏ tuần tới (sớm bật mí) :D
Let’s get to it
Game Theory là gì
Khả năng cao, bạn đã từng phải đưa ra một vài quyết định khó khăn trong cuộc đời.
“Nộp hồ sơ trường A hay trường B?”, “Ứng tuyển chương trình MT A hay B"?”, “Nên mua Macbook Pro đời mới nhất, 2TB SSD, 48gb RAM, màn hình Nano-led hay không?” (ví dụ có thể liên quan nhẹ tới người viết)
Khi lựa chọn nào cũng khó
Và đã bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao mình lại ra quyết định như vậy?” - rồi đằng nào cũng làm nó, hối hận để tính sau…
Ngoài những yếu tố tâm linh không đo đếm được, thì toán học xác suất có một ngành chuyên giải thích về việc đưa ra quyết định (decision-making) - gọi là “Game Theory”
“Game Theory” là chủ đề luôn khiến mình thấy hứng thú, phần vì nó vừa là toán xác suất, vừa liên quan tới kinh tế hành vi (behavioral economics).
Hiểu được nó giống như học được thuật “mind reading” của giáo sư X vậy, vì bạn như thể chui vào được trong đầu người ta, đoán được bước đi tiếp theo là gì.
Bạn chở cô ấy đi ăn và cô ấy nói ăn gì cũng được
Đối với những bạn chưa biết, thì giải thích cơ bản, “Game Theory” là một nhánh khoa học nghiên cứu về sự tương tác về các hành vi chiến lược mang tính phụ thuộc lẫn nhau giữa một nhóm người chơi.
Và người chơi ở đây thì phạm trù từ một nhóm người tới một nhóm quốc gia, các tổ chức, nhóm lợi ích trên toàn cầu.
“At its core, game theory is the study of strategic interdependence—that is, situations where my actions affect both my welfare and your welfare and vice versa.”
William Spaniel - Game Theory 101
Cái hay của “Game Theory”, theo mình, là một cách hữu hiệu để lý giải cái tưởng “vô tri” (irrational) bằng phương pháp “lý trí” (rational). Và giải thích tại sao một số “trò chơi” thường có xu hướng kết quả nằm trong khoảng đã đoán định trước.
Prison Dilemma - trò chơi kinh điển của game theory, kết quả thường xảy ra là hai tù nhân cùng thú tội - một trong những kết cục không tốt cho cả hai.
Bản thân mỗi chúng ta đều chứa đầy các thiên kiến (bias).
Sử dụng mô hình “Game theory” sẽ cho bạn biết việc đưa ra quyết định có nhất quán với những giả định (assumptions) trong đầu mình hay không.
Giống như khi làm kế toán người ta có sổ cái (ledger) để ghi nhận - thì khoa học của decision-making có “Game Theory” để giải thích động lực (motives) dẫn tới kết quả là lựa chọn cuối cùng của người chơi.
Từ chẳng hiểu sao chọn vậy, giờ có framework để hiểu hơn chút chút
Game Theory và chuyện đi du học hay không?
Có nhiều lí do để một người đi du học.
Giả định ở đây là bạn đi du học để có cơ hội việc làm tốt hơn. Hay nói cách khác là để nhà tuyển dụng (NTD) khả năng cao tuyển bạn hơn.
Để định hình game này, trước hết phải xác định rõ hai người chơi: giữa bạn và nhà tuyển dụng.
“Hay là mình chuẩn bị du học năm sau đi” - every corporate worker 1+ year into job
Những lựa chọn ở đây của bạn: không đi học, đi học từ sớm - early career (<2 năm kinh nghiệm), và đi học giữa sự nghiệp - mid-career (3-5+ năm kinh nghiệm).
Để tăng tính hấp dẫn, giả sử ta có một ứng viên B cùng ứng tuyển - người đã từng đi du học từ sớm, và có nhiều kĩ năng phù hợp cho vị trí này.
Lúc này lựa chọn của nhà tuyển dụng sẽ là giữa bạn và B.
Để biểu thị mức độ lợi ích (ultility), ta có thể lượng hóa phần lợi ích dựa trên một vài yếu tố ảnh hưởng. Đối với bạn thì đó là:
Tuổi
Kĩ năng & Network
Danh tiếng/Bằng cấp
Tài chính
Các chi phí cơ hội khác
Với nhà tuyển dụng, giả định yếu tố quan trọng nhất sẽ là mức độ bạn có thể đáp ứng được công việc (điểm cộng nếu ứng viên đáp ứng vượt mức).
Tính điểm trung bình bắt đầu từ 5, thì game này có thể đưa vào ma trận giống như ảnh dưới:
Please excuse the messy writing
Cột ngang biểu thị các lựa chọn của nhà tuyển dụng và ba cột dọc thể hiện ba con đường du học bạn có thể chọn. (không du học, đi từ sớm (early career), đi giữa sự nghiệp (mid career))
Lợi ích của nhà tuyển dụng là con số bên trái, của bạn là bên phải. E.g:
Do chọn B có lợi hơn cho NTD trong trường hợp này
Nếu bạn không đi du học và nhà tuyển dụng chọn bạn → nhà tuyển dụng được 0, bạn được 5.
Nếu chọn B và bạn không đi học - nhà tuyển dụng được 5, bạn được 0.
Giả thiết ở đây là:
Đi học early career
Nếu bạn đi từ sớm, bạn sẽ có lợi thế về - tuổi, kĩ năng/network nếu bạn được chọn, bạn fast-track nhanh hơn, có lợi cho bạn hơn (+2đ cho bạn)
Điểm trừ là bạn sẽ mất về tài chính nếu bạn không kiếm được việc, giả sử bạn đi học không có học bổng (-1đ cho bạn nếu không được chọn)
Về bằng cấp và trình độ thì bạn ngang B
→ Nhà tuyển dụng được 5 (dù chọn bạn hay B, do như nhau)
→ Nếu được lựa chọn bạn được 7 , nếu không chọn bạn được -1
Đi học mid career
Cũng giống như ý 1 trên, tuy nhiên lúc này không còn lợi thế về tuổi nữa (+1đ nếu bạn được chọn)
Lúc này tài chính (giả dụ bạn đã làm 1 thời gian và tiết kiệm chút ít) không còn là vấn đề quá lớn & những cơ hội việc làm khác lúc này sẽ nhiều hơn cho bạn (chỉ xét tới trình độ) (+2đ cho bạn kể cả nếu không được chọn)
Ngoài ra bạn cũng phải chịu thêm chi phí cơ hội lớn hơn nhiều (bỏ ngang sự nghiệp - cơ hội thăng tiến, việc lập gia đình…) (-1đ dù được chọn hay không)
Bằng cấp trình độ lúc này thì bạn hơn B
→ Nhà tuyển dụng được 6 nếu chọn bạn (+1đ vì bạn overqualify), lúc này không có lí do chọn B nữa (0đ)
→ Nếu được lựa chọn bạn được 5, nếu không chọn bạn được +1
Ok, vậy là ta đã qua được phần mệnh đề dài dòng rồi.
Câu hỏi đặt ra là, đâu sẽ là kết quả thường thấy ở game này & lựa chọn tối ưu cho bạn là gì?
Cùng là du học Mỹ, nhưng mà lại là Mỹ Đình.
Muốn trả lời câu hỏi đó thì trước hết phải đi tìm điểm cân bằng (equillibrium) của game này.
Nếu nhìn qua, thì lựa chọn không đi học - nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ chọn bạn (do chọn B có lợi ích cao hơn 5đ > 0đ).
Ta có thể loại phương án này, do về mặt lí trí, bạn sẽ không bao giờ chọn nó.
Giờ game trở về ma trận 2x2, với lựa chọn đi học early-career hay đi học mid-career.
Game du học (phiên bản đã censored)
Nếu đi học từ sớm - bạn có khoảng 50-50 khả năng được chọn, vì đối với nhà tuyển dụng lợi ích là như nhau (5đ).
Còn đối với bạn, việc không được lựa chọn thì rõ là tệ hơn nếu không đi học - vì bạn lỡ tốn tiền đi học rồi (-1đ). Outcome tốt nhất ở đây là bạn được chọn (7đ).
Tương tự, nếu đi du học từ giữa sự nghiệp, nhà tuyển dụng chắc chắc sẽ chọn bạn - tuy nhiên lợi ích cho bạn lúc này thấp hơn chút (5đ) với những giả định như trên.
Điểm cân bằng của game này là khi lợi ích của nhà tuyển dụng bằng với lợi ích bạn nhận được.
Nói cách khác, là xác suất khi mà bạn giữa chọn việc đi du học sớm hay trễ không ảnh hưởng tới quyết định của NTD giữa bạn và B, và ngược lại.
Đối với bạn, khi xác suất NTD lựa chọn giữa bạn và B là 50-50, thì dù bạn có chọn đi học sớm hay muộn, lợi ích đạt được đều như nhau (3đ vs 3đ)
Còn đối với nhà tuyển dụng, lợi ích giữa việc chọn bạn hay B không quan trọng nếu như bạn 100% luôn chọn đi học từ sớm.
Trong game này, điểm cân bằng chính là nằm ở khi bạn luôn chọn đi du học sớm, và nhà tuyển dụng quyết định 50-50 giữa bạn và B. Ở đây Nash Equilibrium đã đạt được - khi cả hai người chơi đều không có động lực để chuyển sang lựa chọn khác tốt hơn.
Và trong các game được chơi, đây sẽ là kết quả được đoán định từ trước.
Đến khúc này bạn sẽ tự hỏi: “Vậy việc đi du học sớm là lựa chọn tối ưu?” - Chưa hẳn.
Equilibrium chỉ tính đến trường hợp “no regrets” - khi cả hai người chơi đều không có yếu tố nuối tiếc về lựa chọn của mình và muốn thay đổi phương án khác, tất cả hoàn toàn quyết định theo lí trí.
Còn thực tế, điều gì tốt hơn cho bạn thì phụ thuộc vào bạn là kiểu người chơi như thế nào - yếu tố cảm xúc.
Việc đi học Early-career chưa chắc đảm bảo cho bạn công việc, vì lúc này NTD vẫn là 50-50.
Còn nếu bạn cầu toàn, bạn vẫn sẽ muốn sẽ lựa chọn du học khi mid-career vì trong game này đó là lựa chọn duy nhất đảm bảo cho bạn 100% được chọn.
Lợi ích của việc học Mid-career sẽ là 5đ++ (tùy vào bạn cầu toàn tới đâu)→ có thể sẽ lớn hơn lợi ích bạn được từ đi du học Early-career (7đ).
Câu hỏi đặt ra lúc này là: “Đi học xong về, bạn có tự tin sẽ hơn được người ta?”
Và nếu thay đổi giả thiết từ đề bài, cuộc chơi sẽ trở nên hoàn toàn khác.
Sẽ ra sao nếu như B không đi học từ sớm, và kĩ năng tương đương với bạn? Thêm một giả dụ nữa là việc học rất rất tốn kém (kiểu đi học trả full học phí ngang Havard vậy)
Game bây giờ sẽ trở thành như thế này:
“Vô học” là phương án tốt nhất, trong các phương án
Nhìn ngay từ đầu thì strategy của bạn là không nên đi học (vì dù có đi học lúc nào thì việc không đi học cũng cho bạn lợi ích lớn hơn).
Đây là strategy dominate cả hai strategy còn lại của bạn.
Tuy nhiên lúc này game sẽ lại có 2 điểm equilibrium, NTD chọn bạn, hoặc chọn B. Xác suất ở đây là 50-50 do cả hai điểm này mang lợi ích cho NTD như nhau.
Tuy nhiên nếu B có khả năng hơn bạn, thì lúc này điểm cân bằng của trò chơi sẽ là khi NTD chọn B → một kết quả bạn không hề mong muốn, nhưng là điều tất yếu sẽ xảy ra.
Dù bạn muốn được chọn, thì kết cục của bạn cũng sẽ về 0
Và ngược lại, nếu bạn tốt hơn B ở 1 điểm nào đó - thì điểm cân bằng cũng sẽ đảo ngược, NTD chọn bạn chứ không phải chọn B.
Vậy thì nếu chọn không đi học, bạn có tự tin mình có lợi thế cạnh tranh vượt trội với những ứng viên khác hay không?
Trong suốt bài này, mình đã lấy vài giả định lớn:
Bạn không có cách nào để tương tác với NTD (Zero communications)
→ Khi NTD thấy bạn tiềm năng, dù bạn chưa tuyển bạn ngay, vẫn hoàn toàn có thể refer bạn vào một vị trí khác (hoặc giữ chỗ cho tới khi bạn hoàn thành việc học, short-list vào kì tuyển sắp tới,….)
Game này khi hai lựa chọn xảy ra đồng thời, và không tính tới yếu tố thời gian (Simultaneous game)
→ Nếu thị trường tuyển dụng thay đổi trong lúc bạn đi học hoặc đối thủ cạnh tranh của bạn phản ứng lại - chọn đi học cùng bạn, thì game lúc này sẽ khác.
Trò chơi mang tính hữu hạn
→ Không phải chơi một lần, mà lặp lại liên tục khi bạn ứng tuyển vị trí mới, với những đối thủ cạnh tranh mới
Lợi ích của việc du học chỉ nằm ở những thứ hữu hình đoán định được
→ Mindset, môi trường, một góc nhìn khác là những thứ khó lượng hóa được giá trị chính xác
Pascal đánh cược vào Chúa
Pircture in courtesy of Not Boring blog
Infinity Missions (Not Boring blog)
Vào thế kỉ 17, nhà toán học Pascal đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Có nên tin vào Chúa không?”
Giả định: tin thì sẽ lên thiên đàng hạnh phúc vĩnh viễn; không tin thì sẽ bị đày xuống địa ngục trần gian kẹt trong đau khổ vĩnh hằng. Dĩ nhiên là chỉ xảy ra nếu Chúa có thật.
Còn nếu không có Chúa thì kết quả sẽ là một thứ gì đó hữu hạn - chiến tranh, cải tổ xã hội, thành lập tôn giáo mới… - nhưng cũng chỉ dừng lại ở mốc tháng, năm, thế kỉ.
Nếu tới đây bạn đã thành thục với cách nhìn của “Game Theory” và equilibrium, thì rõ ràng, câu trả lời là hãy luôn tin vào Chúa.
Một là nhận được hạnh phúc vĩnh hằng (infinite upside), hai là trảnh sự đau khổ vĩnh viễn (infinite downside). Dù kết quả có là gì thì tiềm năng của sự vô hạn luôn lớn hơn.
If you gain, you gain all; if you lose, you lose nothing. Wager, then, without hesitation that He is.”
Vậy quay lại câu chuyện du học.
Không phải game nào cũng có rõ thắng thua. Tùy vào cái bạn đang kì vọng nhận được lớn tới đâu.
Mình từng suy nghĩ về chuyện đi làm và định cư ở nước ngoài cũng chỉ từ một câu nói của đồng nghiệp (người hơn mình 2 chục tuổi đời và tuổi nghề): “Hãy làm nó nếu như em nghĩ về tương lai học hành của con cái sau này…” - khi impact không chỉ dừng lại ở mình mà còn là vài đời sau, thì cách đặt lợi ích cũng sẽ khác.
Thường những kì vọng đó được ảnh hưởng rất nhiều từ người thân, môi trường - những ngoại lực tác động tới chúng ta.
Sống ở một thành phố lớn thì bạn có tham vọng lớn hơn, và khát khao đi du học & có được công việc tốt càng mạnh mẽ hơn. Bạn muốn xây dựng một cái tên cho riêng mình.
Và tham vọng lớn thì hãy cẩn thận - bạn có đang thổi phồng phần upside hay không?
Game theory nếu bạn là mèo - chọn ngủ và ngủ
Rồi thì, lựa chọn đó có phải là điều bạn thật sự muốn hay không? Liệu làm rồi thì bạn có sẵn sàng commit với nó hay không?
“Game Theory” chỉ giúp bạn xác định nên chọn gì, còn chọn xong có làm theo tới cùng không thì lại là chuyện khác.
1 năm, 2 năm, 4 năm…. Nếu có hoài nghi thì rất khó để trụ vững qua thời gian dài.
Và quan trọng hơn không phải là việc đi hay không, mà là đi rồi thì làm gì trong lúc đang đi du học.
Nếu như bạn đủ open mind-set để thích nghi và đón nhận những cái mới - văn hóa, cách suy nghĩ, cách làm việc khác, việc growth của bạn sẽ fast-track hơn gấp nhiều nhiều lần.
Nếu như lúc đi du học bạn sẵn sàng networking, tìm được những partner lý tưởng - như Steve Jobs gặp Steve Wozniak qua lời giới thiệu của bạn đại học, Larry Page gặp Sergey Brin khi cùng làm PhD tại Stanford… - thì tiềm năng là vô hạn, vì nó có thể thay đổi hoàn toàn định hướng cuộc đời bạn.
“Game Theory” giúp bạn xác định được phương hướng từ những giả định - và bạn là người quyết định tin vào nó hay không.
Nếu bạn thật sự tin rằng tiềm năng thành công là tuyệt đối, và bạn sẵn sàng tìm cách đấu tranh và commit với nó - just go for it, the world’s your oyster.
I made the decision to leave home and started my life in a new city, new country. Because I believe in the potential of the infinite upside of having abroad experience when you are young :)
Cheers,
Nguyen (Daniel)
Bài này hay nha :) ứng dụng được game theory vào những quyết định lớn của bản thân luôn