To infinity and beyond your capabilities (pt. 1)
Tại sao, khả năng của chúng ta, thực chất, đều vượt mức bản thân tự nhận ra?
Bài này mất khoảng 10’ để đọc, cũng là thời gian để pha đủ 1 tách cafe.
AI-generated image, made with SDXL on civit.ai by my 13 y.o Macbook A prime example of pushing beyond your capabilities ;)
Sau bài viết cuối của mình về định hình chiến lược cuộc đời (bạn có thể đọc trong link ở đây), mình có dịp gặp lại một vài người bạn cũ ở Hà Nội.
Một trong số những chủ đề khiến chúng mình bàn tán khá sôi nổi, bắt nguồn từ câu chuyện về việc có nên trải nghiệm du lịch một mình ở nước ngoài, là về giới hạn khả năng của một người.
“Chắc chắn việc du lịch một mình là không thể với tao, đấy là giới hạn của tao rồi” - bạn mình khẳng định chắc nịch.
“Nhưng làm sao mày biết nếu mày chưa bao giờ thử làm nó?”
“Bởi vì tao cảm nhận được đó là cái tao sẽ không thể làm được…”
Câu trả lời ấy có khiến mình suy nghĩ một chút tới sau cuộc nói chuyện hôm đó, phần vì nó đánh trúng một câu hỏi hay tự vấn của mình:
Vậy đâu là ranh giới giữa cái Có thể làm được và Chắc chắn không thể?
Hỏi mình câu này năm 20 tuổi, câu trả lời đâu đó sẽ là: “từ thứ mình biết mình có thể làm tốt, có khả năng làm được, thì sẽ suy luận ra được mức giới hạn của bản thân thôi.”
Thế nhưng cuộc đời thì thường không dễ thế, vì hầu hết các trường hợp phải đặt ra câu hỏi này thì vốn xuất phát từ tình huống lạ. Tệ hơn, nhiều khi không có chuẩn chung nào để mà so sánh, vì mình đã được trải nghiệm điều đó bao giờ đâu.
Vậy thì phải làm thế nào?
Trong quá trình 3 năm đi tìm kiếm câu trả lời, may mắn mình cũng đã có một vài va chạm, và cũng có một vài thứ đã từng trả giá. Mình đâu đấy cũng hình thành được một câu trả lời - chắc không phải phiên bản đầy đủ nhất, nhưng trả lời phần nào được câu hỏi trên.
Nếu bạn để ý, trong cuộc trò chuyện vừa rồi, có hai cụm từ khoá để trả lời cho câu hỏi này. Mình mất một thời gian mới nhận ra được sự khác biệt ấy, dù nhẹ thôi, nhưng khi đã để ý, thì khác biệt rõ giữa ngày và đêm vậy.
Bởi vì, cái không thể thường bắt đầu với một mindset phủ định hoàn toàn, với: “Chắc chắn không thể”.
Nhưng cái có thể, thường lại thường bắt đầu với một mindset nghi vấn, và một câu hỏi: “Tại sao không thử?”
Bởi vì nếu được bóc tách ra thêm một lớp nữa, bản chất việc tự đặt ra giới hạn về khả năng của bản thân nằm ở hai phần: Cảm xúc và Lý trí.
Cứ “thử / làm” thôi
Khi trái tim lớn hơn bộ óc
"The first principle is that you must not fool yourself and you are the easiest person to fool."
— Richard P. Feynman
Cảm xúc (emotional) vốn là một thứ khó định hình, nhưng gần như tất cả những gì chúng ta làm đều bị ảnh hưởng bởi nó - dù bạn có nhận thức về nó hay không.
Và nó xảy ra kể cả với những người được coi là suy nghĩ lí trí (rational) nhất, trong khoảnh khắc họ vẫn vững tin là lí trí đang dẫn lối họ.
Ở trong công ty mình từng làm, có một người giám đốc rất giỏi - gần như anh biết cách bóc tách vấn đề rất logic, và anh biết chính xác mình cần đạt được cái gì khi đề xuất hay làm một dự án. Mọi người đều thấy anh là người rational hơn là emotional.
Nhưng cũng có những lúc, anh khăng khăng một thứ phải làm được, từ kinh nghiệm của anh, và kết quả nó phải ra đúng thế. Anh dùng những dẫn chứng, phần nhiều từ tuổi đời đi làm trên 20 năm của anh.
Chỉ có điều, lúc đó khi nhìn vào lập luận của anh, dù có phần đúng và logic, thì vẫn là cảm xúc đang nói chuyện nhiều hơn. Thứ đã áp dụng thành công trong bối cảnh quá khứ, không thể chắc chắn kết quả tương tự khi áp dụng trong hiện tại.
Điều đầu tiên bạn được học về con người, nếu đọc bất cứ quyển sách nào về behavioral economics, đó là chúng ta chứa đầy thiên kiến (bias). Trong số đó, có nhiều thiên kiến ảnh hưởng trực tiếp tới cách chúng ta nhìn nhận một vấn đề - điển hình là “hindsight bias” và “confirmation bias”.
Khi dùng mắt kính hiện tại để nhìn về quá khứ, mọi chuyện lúc nào cũng sáng tỏ hơn thời điểm phải đưa ra quyết định.
Và khi mình đã tin là diều gì là đúng, thì mình có thể tìm mọi cách để biến thế giới quan mình chỉ tiếp nhận những thử ủng hộ điều ấy.
…One such kink is the foundation of hindsight bias, where our brain rewires our ‘memories’ to make them consistent with current conditions.
…
Here’s the sneaky part: we genuinely believe that our current ‘memory’ of what we thought in the past is accurate.
…
One way to see just how true this is is to keep a handwritten journal of decisions and beliefs throughout time. If you can consistently record thoughts, decisions and beliefs over time, you'll quickly see that we are all ‘unreliable narrators.’
Xét một cách lý trí, việc khẳng định một điều gì đó đúng 100% thường là khi cảm xúc đang nói chuyện nhiều hơn. Vì dù gì, trừ những sự thật hiển nhiên (facts), trong cuộc sống mọi thứ đều có xác suất.
Và nếu đủ tỉnh táo để nhận ra những yếu tố ảnh hưởng tới xác suất cao hay thấp, hầu hết bộ não dễ dàng hơn để phóng đại (overestimate) - thường là theo chiều hướng cực độ (extremes).
Vậy nên, nó có tác động cả hai chiều: làm ta tự tin hơn (một cách thái quá) hay lo lắng hơn (đôi khi là đến phi logic).
Ngẫm lại, một bí mật ở bài trước (The Grand Strategy of Life), đó là mình đã để lại một lời nói dối nhỏ.
Theo như cách mình kể, vị trí Revenue Management giống như một cái đích đến cuối cùng mà mình đã phát hiện ra từ lâu.
Thực tế mình đã có 2 lần đổi ý định, thậm chí cho tới trước ngày hạ cánh chương trình MT, RevMan không phải là lựa chọn đầu tiên của mình. Rất nhiều lần khi đang làm công việc này, mình cũng tự hoài nghi về khả năng của bản thân, rằng mình có đủ tốt hay không. Mình cũng đã có tìm kiếm công việc khác và đi phỏng vấn trong quãng thời gian này.
Thật dễ để đánh lừa bản thân, rằng mọi thứ đều rất rõ ràng, rằng có một sự lựa chọn là đúng nhất khi nhìn lại mọi thứ đã xảy ra.
Bạn vẫn sẽ có hoài nghi, và nỗi sợ, kể cả khi bạn đang làm thứ bạn muốn theo đuổi.
Nhưng, thứ khiến mình chọn nó, đến cuối cùng, vẫn đúng với con người mình là ai - “Cứ thử/ làm thôi?”
Động lực để mình theo đuổi nó, là mình đặt nó vào hệ thống (framework) trong cuộc đời mình - mảnh ghép đấy sẽ ở đâu trong “The Grand Strategy of Life”.
Ít nhất cho tới bây giờ, mình chẳng có gì để hối hận về quyết định đó.
Vòng tròn an toàn hay là quả trứng
“Con gà có trước hay là quả trứng”
Dù câu trả lời có là gì, quan trọng hơn, để con gà bắt đầu bước vào thế giới - nó phải phá vỡ cái vỏ trứng.
Mình nghĩ bước ra khỏi thứ làm bạn cảm thấy an toàn là bước đầu để bạn cảm nhận được, rằng “mình có thể tiến xa hơn rất nhiều”.
Lần gần đây nhất trong lần mình đi Hạ Long, mình đã một lần được trải nghiệm nỗi sợ từ thuở nhỏ.
Đó là nỗi sợ bơi ở nước sâu.
Ám ảnh từ lần đi Sầm Sơn cùng với bố, bị sóng đánh sặc nước, nên dù đã biết bơi nhưng mình chẳng bao giờ đủ tự tin bơi ngoài nước sâu.
Hôm đó, tàu du lịch dừng trong vịnh để khách đi bơi - nước sâu khoảng chục mét, lan can tàu cách mặt nước 5m. Người yêu mình đã nhảy xuống trước.
Lí trí, mình biết sẽ không làm sao: có thuỷ thủ xung quanh, có phao dưới nước mình có thể bơi tới, và quan trọng nhất - mình biết bơi.
Cảm xúc, mình không ngăn được việc tim mình đập nhanh, mắt mình cứ nhìn xuống. Mình tính chạy, rồi lại dừng lại ngay phút cuối, mình nghĩ mình không thể làm được.
Rồi mọi người ở dưới bắt đầu hò reo cỗ vũ cho mình. Một anh bạn cùng đoàn nói sẽ mời mình đồ uống nếu mình nhảy. Người yêu mình bơi lại để nhảy cùng mình,
“You don’t need to run. Just step over the edge. Look up at the sky, and take a leap.”
Nước biển xanh, mát, và việc đứng nước không khó như mình nghĩ - dù có hơi mất sức do mình chưa quen.
Bí mật là, bạn không nhất thiết phải đối diện một mình. Và nếu bạn chưa đủ tự tin vào bản thân, thì ngoài kia, vẫn có những người tin rằng bạn làm được.
Bắt đầu làm quen với nó là một cách tốt, vì thế giới ngoài kia sẽ đẹp đẽ hơn nhiều phần, khi bạn nhìn nó khác đi.
Hãy phá vỡ cái vỏ trứng đó, từng chút một nhé? :)
Memory of that day, 2024
Và để đưa nó vượt lên (beyond), thì thực ra vẫn còn một nguyên liệu nữa và một yếu tố bí mật cuối cùng, mình sẽ tiếp tục khám phá thêm trong bài viết tới nhé ;)
(To be continued)
P/s: Một trong những chuỗi short-content mình viết trong thời gian tới, nếu bạn có suggest mình explore thêm chủ đề nào, ping me nhé :)
Still finding someone to proofread my work pre-release :D
Hi Daniel. I'm willing to proofread your work pre-release. How can I connect with you?